Tài liệu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Wikipedia: ổ USB flash

Go down

Wikipedia: ổ USB flash Empty Wikipedia: ổ USB flash

Bài gửi  Admin Mon Jul 09, 2012 8:43 am

Ổ USB flash, ổ cứng di động USB, ổ cứng gắn nhanh cổng USB (gọi tắt là ổ USB) là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash (một dạng IC nhớ hỗ trợ cắm nóng, tháo lắp nhanh) tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Chúng có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi lại được. Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường hiện nay có thể lên đến 256 GB và còn có thể lên nữa trong tương lai.
Ổ USB flash có nhiều ưu điểm hơn hẳn các thiết bị lưu trữ tháo lắp khác, đặc biệt là đĩa mềm. Chúng nhỏ hơn, nhanh hơn, có dung lượng lớn hơn và tin cậy hơn đĩa mềm, do đó ngày nay ổ USB flash đã hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa mềm trong các máy tính cá nhân được sản xuất trong một vài năm gần đây.

***Cấu tạo và hoạt động
Wikipedia: ổ USB flash 300px-USB_flash_drive
Cấu tạo bên trong một ổ USB dạng dùng bộ nhớ flash
(Chip bên trái là chip nhớ flash)

Một ổ USB flash loại thông thường có các thành phần sau:
_Bản mạch in nhỏ chứa các linh kiện điện tử cùng một (hoặc nhiều) chip nhớ flash hàn trực tiếp trên mạch in.
_Đầu cắm kết nối với các cổng USB; các kết nối thường sử dụng chuẩn A cho phép chúng kết nối trực tiếp với các khe cắm USB trên máy tính.
_Vỏ bảo vệ: Toàn bộ bản mạch in, chip nhớ flash nằm trong một vỏ bảo vệ kim loại hoặc nhựa giúp nó đủ chắc chắn (để có thể cho vào túi, làm móc chìa khóa v.v...) Chỉ có đầu kết nối USB nằm ngoài vỏ bảo vệ này và thường có một nắp đậy cho nó. Vỏ bảo vệ thường được thiết kế đa dạng nhằm hấp dẫn người sử dụng, có những loại USB có khả năng chống thấm ướt, chống sốc.
_Nẫy gạt chống ghi: Một số ổ USB flash có thiết kế nẫy gạt để chống ghi, tuy nhiên chúng chỉ có ý nghĩa không cho phép hệ điều hành ghi hoặc sửa đổi dữ liệu vào ổ.
_Đèn báo hoạt động: Đa phần các ổ USB flash có một đèn báo nhỏ để hiển thị chế độ làm việc của nó (đèn này là một điốt LED nhỏ gắn trên bo mạch của ổ, có màu khác nhau tuỳ hãng). Cách báo hiệu sự hoạt động này cũng không được thống nhất giữa các hãng sản xuất: có loại ổ USB sáng đèn là trạng thái đang đọc hoặc ghi và ngược lại tắt đèn là nghỉ, có loại sáng đèn là nghỉ và tắt đèn là đọc/ghi (trong quá trình đọc/ghi chúng sáng tắt liên tục nên tạo sự nhấp nháy) hoặc các hình thức báo hiệu khác…, người sử dụng nên quan sát sau một vài lần để biết chính xác trạng thái để tránh tháo thiết bị khi chúng đang làm việc.
_Dây đeo, móc khoá…là các phần phụ có thể được bán kèm theo ổ USB flash, chúng là thiết bị phụ, có thể không cần thiết đối với một số người sử dụng.
Để truy cập dữ liệu trong ổ flash, ta cần kết nối ổ với máy điện toán hoặc cắm vào một USB host controller hoặc một USB hub. Các ổ USB flash chỉ hoạt động khi được cắm vào một đầu nối USB và được cấp điện bởi đầu nối này (chúng sử dụng nguồn điện 5Vdc từ máy tính).

***Ứng dụng thông thường

Ổ USB flash không đơn thuần chỉ là thiết bị lưu chứa dữ liệu hay dùng chuyển dữ liệu qua lại giữa các máy tính, chúng còn được sử dụng với các công dụng sau:
_Lưu dữ liệu cá nhân quan trọng: Một số người thường lưu trữ các thông tin về y tế và luôn mang theo mình để dùng trong tình huống khẩn cấp: thông tin về tình trạng sức khoẻ, các tiểu sử bệnh và điều trị, nhóm máu... nhằm giúp các cơ sở y tế nhanh chóng chữa bệnh cho họ.
_Sửa chữa máy tính: Đa số các máy tính được sản xuất những năm gần đây đều có thể cho phép khởi động từ các ổ USB flash, sau khi khởi động, người sửa chữa có thể thao tác, sửa chữa hệ điều hành hoặc phần mềm bị lỗi. Một số bo mạch chủ còn cho phép lưu và cập nhật BIOS thông qua các ổ này mà trước đây chỉ thao tác được trên đĩa mềm. Chức năng khởi động từ ổ USB flash còn giúp máy tính có thể giúp máy tính có thể biến thành thiết bị giải trí số (nghe nhạc, xem VCD, DVD) mà không cần khởi động hệ điều hành nếu ổ USB flash này được cài một số hệ điều hành nhỏ gọn.
_Quản trị hệ thống: Ổ USB flash rất phổ biến đối với những người quản trị mạng và hệ thống. Nhiều chức năng trên hệ điều hành cho phép thiết lập mạng ra nhiều máy thông qua các thao tác đơn giản với một USB (ví dụ việc thiết lập trên máy đầu tiên, sau đó phần mềm đề nghị sử dụng USB flash để lưu thiết lập, khi chuyển sang các máy tính khác chỉ cần cắm USB flash để hệ thống tự động chạy là có thể thiết lập được máy này mà không cần ghi lại hay gõ lại thông số để tránh nhầm lẫn).
_Sử dụng như chìa khóa của máy tính hoặc các phần mềm: Khi này chức năng của USB flash có thể sử dụng như một chiếc chìa khoá điện tử để khởi động hệ thống máy tính yêu cầu bảo mật cao. Một số hãng viết phần mềm cũng sử dụng các USB flash (thiết kế riêng biệt và có thể thuộc loại chỉ đọc) để kích hoạt mở phần mềm mỗi khi sử dụng đến phần mềm cần bảo vệ, điều này nhằm tránh sự sao chép nhân bản và sử dụng trái phép các phần mềm.

***Các đời USB

USB 1.0
USB 2.0
USB 3.0

***Ổ USB flash tích hợp

Ổ USB flash không chỉ sử dụng lưu chứa dữ liệu như trước đây nữa, chúng còn được sản xuất tích hợp với các chức năng giải trí như: ghi âm, nghe nhạc số. Các loại USB flash này có thể được thiết kế một màn hình LCD nhỏ để hiển thị thông tin, và tất nhiên không thể thiếu các nút điều chỉnh, lựa chọn cùng bộ tai nghe nhỏ gọn.
Do cấu tạo tối giản nên các loại ổ USB flash tích hợp không tương thích với tất cả các loại tệpđịnh dạng âm thanh khác nhau, chúng có thể sử dụng các định dạng riêng mà mỗi khi sao chép vào ổ phải sử dụng một phần mềm chuyển đổi của hãng sản xuất (hoặc hãng thứ ba).
Ổ USB flash còn có thể được tích hợp để có khả năng xem phim trên một màn hình LCD nhỏ trên nó, khi tích hợp các tính năng này chúng không còn được gọi là “Ổ USB” nữa mà trở thành các thiết bị giải trí số cá nhân.

***Bảo mật dữ liệu trong ổ USB flash

Một chiếc ổ USB flash bình thường như phần đông người sử dụng đang sở hữu có tính bảo mật rất kém với các tệp dữ liệu chưa được mã hoá, hầu như người nào thao tác với nó cũng có thể đọc và sửa đổi dữ liệu chứa trên nó. Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo mật của người sử dụng đa số các nhà sản xuất lựa chọn phương thức sử dụng kết hợp một phần mềm mã hoá dữ liệu. Với phương thức này khi sử dụng người dùng cần cài đặt phần mềm bán kèm vào máy tính cần trao đổi dữ liệu và nhập một mật khẩu riêng mà từ đó mỗi khi truy cập vào ổ cần phải có mật khẩu của chính người tạo ra nó.
Một số ổ USB flash còn có trang bị các hình thức nhận dạng người sử dụng thông qua vân tay (sinh trắc học), loại này có sự bảo mật tốt hơn - chỉ có người sử dụng đầu tiên mới có thể truy cập được vào dữ liệu chứa trên ổ.

***Trình điều khiển trong ổ USB flash

Cũng như các thiết bị khác, ổ USB flash hoạt động trong hệ điều hành cũng cần các trình điều khiển (driver) riêng tuy nhiên người sử dụng lại ít nhận thấy điều này bởi chúng đã được tích hợp sẵn với hệ điều hành, khi một ổ USB flash được cắm lần đầu tiên vào một máy tính, hệ điều hành sẽ nhận dạng thiết bị phần cứng mới và tìm trình điều khiển cho chúng, nếu hệ thống không có sẵn các trình điều khiển sẽ đưa ra các yêu cầu như đưa ổ đĩa mềm, đĩa CD để bắt đầu quá trình cài đặt cho thiết bị phần cứng mới này.
Đa số hệ những hệ điều hành gần đây (chỉ nói đến họ Windows): Như Windows XP, Windows Vista, Windows 7 được tích hợp các trình điều khiển của ổ USB flash thông dụng, tuy nhiên đối với các hệ điều hành cũ hơn như Windows 2000, Windows Me, Windows 98 (phiên bản đầu và phiên bản SE) có thể không được tích hợp sẵn các trình điều khiển trong hệ điều hành, khi này hệ thống sẽ đòi hỏi trình điều khiển (driver) của thiết bị.
Đối với các ổ USB flash tích hợp thêm các tính năng khác, có thể người sử dụng không cần cài đặt trình điều khiển nhưng cần cài đặt các phần mềm chuyển đổi định dạng âm thanh chứa trên đĩa (hoặc trong chính USB flash) kèm theo.

***Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ổ USB flash

Mặc dù được thiết kế cho phép người sử dụng mang theo người khi đi lại nhưng ổ USB flash lại phải chịu nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng. Có thể các nguyên nhân chủ quan, khách quan dưới đây ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của Ổ USB flash.
Bản thân chất lượng kém: Trên một số thị trường của các nước đang phát triển xuất hiện nhiều loại ổ USB flash chất lượng kém với giá thành rất rẻ. Sự xuất hiện của chúng trên thị trường hoặc là nhằm nhắm vào những người muốn mua với giá rẻ, hoặc là muốn lừa người mua, đa số chúng không có thương hiệu rõ ràng hoặc được làm nhái theo thương hiệu của các hãng nổi tiếng. Thị trường Việt Nam cũng tràn ngập các loại Ổ USB flash chất lượng kém có xuất xứ từ một số tỉnh phía nam của Trung Quốc[cần dẫn nguồn].
Những phần dưới đây nói đến các Ổ USB flash có thương hiệu rõ ràng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.
Người sử dụng không đúng quy cách: Ổ USB flash là một thiết bị cắm-là-chạy (tiếng Anh: plug-and-play hay viết tắt là: PnP) nên trong quá trình làm việc nếu quá trình đọc, ghi dữ liệu chưa hoàn tất (nhất là khi ghi dữ liệu vào ổ USB flash) có thể làm hư hỏng các chip nhớ flash. Hệ điều hành có thể tạo các vùng nhớ đệm khi đọc/ghi đối với các thiết bị tháo lắp nên khi việc hệ điều hành hiển thị kết thúc quá trình đọc/ghi nhưng thực chất tiến trình đó vẫn tiếp tục. Sự không chú ý của người sử dụng ở điểm: Rút thiết bị khi quá trình đọc/ghi dữ liệu đang còn tiến hành mà không tuân thủ quy trình tháo thiết bị an toàn của hệ điều hành.
Bị ngấm nước: Do sơ ý nên một số người sử dụng đã để Ổ USB flash ngấm nước (đối với loại không thiết kế chịu nước) dẫn đến có thể làm hư hỏng chúng.
Không phù hợp môi trường khí hậu: Một số sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia khác được bán tại các nước nhiệt đới mà không được "nhiệt đới hoá" có thể nhanh bị hư hỏng bởi khí hậu nóng ẩm có thể ảnh hưởng đến linh kiện bên trong.

Nguồn: vi.Wikipedia.org
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 25/06/2012
Age : 34
Đến từ : Hồ Chí Minh

https://luli.1talk.net

Về Đầu Trang Go down

Wikipedia: ổ USB flash Empty Tìm hiểu thêm về USB

Bài gửi  Admin Mon Jul 09, 2012 8:49 am

USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy mà với tính năng cắm nóng thiết bị (nối và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

***Những đặc trưng của USB

USB có những đặc trưng sau đây:
_Cho phép mở rộng 127 thiết bị kết nối cùng vào một máy tính thông qua một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB);
_Những sợi cáp USB riêng lẻ có thể dài tới 5 mét; với những hub, có thể kéo dài tới 30 mét (6 sợi cáp nối tiếp nhau thông qua các hub) tính từ đầu cắm trên máy tính.
_Với USB 2.0 chuẩn tốc độ cao, đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps.
_Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai sợi dây xoắn để mang dữ liệu.
_Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới 500mA ở điện áp 5V một chiều (DC).
_Những thiết bị tiêu thụ công suất thấp (ví dụ: chuột, bàn phím, loa máy tính công suất thấp...) được cung cấp điện năng cho hoạt động trực tiếp từ các cổng USB mà không cần có sự cung cấp nguồn riêng (thậm trí các thiết bị giải trí số như SmartPhone, PocketPC ngày nay sử dụng các cổng USB để xạc pin). Với các thiết bị cần sử dụng nguồn công suất lớn (như máy in, máy quét...) không sử dụng nguồn điện từ đường truyền USB như nguồn chính của chúng, lúc này đường truyền nguồn chỉ có tác dụng như một sự so sánh mức điện thế của tín hiệu. Hub có thể có nguồn cấp điện riêng để cấp điện thêm cho các thiết bị sử dụng giao tiếp USB cắm vào nó bởi mỗi cổng USB chỉ cung cấp một công suất nhất định.
_Những thiết bị USB có đặc tính cắm nóng, điều này có nghĩa các thiết bị có thể được kết nối (cắm vào) hoặc ngắt kết nối (rút ra) trong mọi thời điểm mà người sử dụng cần mà không cần phải khởi động lại hệ thống.
_Nhiều thiết bị USB có thể được chuyển về trạng thái tạm ngừng hoạt động khi máy tính chuyển sang chế độ tiết kiệm điện.

***Kết nối USB - máy tính

Khi một máy tính được cấp nguồn, nó truy vấn tất cả thiết bị được kết nối vào đường truyền và gán mỗi thiết bị một địa chỉ. Quy trình này được gọi là liệt kê – những thiết bị được liệt kê khi kết nối vào đường truyền. Máy tính cũng tìm ra từ mỗi thiết bị cách truyền dữ liệu nào mà nó cần để hoạt động:
_Ngắt - Một thiết bị như chuột hoặc bàn phím, gửi một lượng nhỏ dữ liệu, sẽ chọn chế độ ngắt.
_Hàng loạt - Một thiết bị như một chiếc máy in, nhận dữ liệu trong một gói lớn, sử dụng chế độ truyền hàng loạt. Một khối dữ liệu được gửi đến máy in (một khối 64 byte) và được kiểm tra để chắc chắn nó chính xác.
_Đẳng thời - Một thiết bị truyền dữ liệu theo chuỗi (lấy ví dụ như loa) sử dụng chế độ đẳng thời - kết nối liên tục. Những dòng dữ liệu giữa thiết bị và máy trong thời gian thực, và không có sự sửa lỗi ở đây.
Máy tính có thể gửi lệnh hay truy vấn tham số với điều khiển những gói tin.
Khi những thiết bị được liệt kê, máy tính sẽ giữ sự kiểm tra đối với tổng băng thông mà tất cả những thiết bị đẳng thời và ngắt yêu cầu. Chúng có thể tiêu hao tới 90% của băng thông 480 Mbps cho phép.
Sau khi 90% được sử dụng, máy tính sẽ từ chối mọi truy cập của những thiết bị đẳng thời và ngắt khác. Điều khiển gói tin và gói tin cho truyền tải hàng loạt sử dụng phần băng thông còn lại (ít nhất 10%).
USB chia băng thông cho phép thành những khung, và máy tính điều khiển những khung đó. Khung chứa 1.500 byte, và một khung mới bắt đầu mỗi mili giây. Thông qua 1 khung, những thiết bị đẳng thời và ngắt lấy được một vị trí do đó chúng được đảm bảo băng thông mà chúng cần. Truyền tải hàng loạt và điều khiển truyền tải sử dụng phần còn lại.

***USB 2.0

Chuẩn USB phiên bản 2.0 được đưa ra vào tháng tư năm 2000 và xem như bản nâng cấp của USB 1.1.
USB 2.0 (USB với loại tốc độ cao) mở rộng băng thông cho ứng dụng đa truyền thông và truyền với tốc độ nhanh hơn 40 lần so với USB 1.1. Để có sự chuyển tiếp các thiết bị mới và cũ, USB 2.0 có đầy đủ khả năng tương thích ngược với những thiết bị USB trước đó và cũng hoạt động tốt với những sợi cáp, đầu cắm dành cho cổng USB trước đó.
Hỗ trợ ba chế độ tốc độ (1,5 Mbps; 12 Mbps và 480 Mbps), USB 2.0 hỗ trợ những thiết bị chỉ cần băng thông thấp như bàn phím và chuột, cũng như thiết bị cần băng thông lớn như webcam, máy quét, máy in, máy quay và những hệ thống lưu trữ lớn. Sự phát triển của chuẩn USB 2.0 đã cho phép những nhà phát triển phần cứng phát triển các thiết bị giao tiếp nhanh hơn, thay thế các chuẩn giao tiếp song song và tuần tự cổ điển trong công nghệ máy tính. USB 2.0 và các phiên bản kế tiếp của nó trong tương lai sẽ giúp các máy tính có thể đồng thời làm việc với nhiều thiết bị ngoại vi hơn.
Hiện nay, nhiều máy tính cùng tồn tại song song hai chuẩn USB 1.1 và 2.0, người sử dụng nên xác định rõ các cổng 2.0 để sử dụng hiệu quả. Thông thường hệ điều hành Windows có thể cảnh báo nếu một thiết bị hỗ trợ chuẩn USB 2.0 được cắm vào cổng USB 1.1.

***Hub USB
Wikipedia: ổ USB flash 150px-Hub-usb-10
Hub USB 2.0 - 10 cổng sử dụng nguồn ngoài đảm bảo hoạt động ổn định khi cắm nhiều thiết bị mà không gây sụt áp cho nguồn điện trên Mainboard của bạn.

Phần lớn những máy tính ta mua ngày nay có hai hoặc nhiều hơn một chút (có thể là 8 đến 10) đầu cắm USB được thiết kế sẵn trên các cổng xuất vào/ra hoặc các đầu cắm trên bo mạch chủ. Tuy nhiên người sử dụng có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi hơn số cổng sẵn có qua khả năng mở rộng thiết bị trên các cổng USB thông qua các USB hub.
Các hub này có thể mở rộng ra rất nhiều cổng và nếu chúng được cung cấp nguồn điện từ bên ngoài (sử dụng các bộ adapter cấp nguồn riêng) sẽ cho phép các thiết bị USB sử dụng năng lượng từ hub mà không bị hạn chế bởi công suất giới hạn trên cổng USB trên máy tính.
Các USB hub hiện nay rất đa dạng về chủng loại, chuẩn hỗ trợ, số cổng mở rộng, hình dạng và thiết kế tích hợp. Nhiều thiết bị ngoại vi đã tích hợp các hub giúp cho người sử dụng dễ dàng cắm các thiết bị kết nối qua cổng USB, màn hình máy tính, bàn phím máy tính...cũng có thể được tích hợp USB hub.
Lưu ý: Một số thiết bị ngoại vi sử dụng các cổng USB để cấp nguồn cho chúng (như các ổ đĩa cứng gắn ngoài không có nguồn độc lập) với yêu cầu cắm vào đồng thời hai cổng USB thì điều này có nghĩa rằng chúng cần một công suất lớn hơn so với khả năng cung cấp của một cổng USB trên máy tính. Nếu sử dụng USB hub loại không có nguồn điện ngoài thì cũng trở thành vô nghĩa bởi đầu cắm còn lại của thiết bị ngoại vi này chỉ dùng để lấy điện. Sự vô ý này của rất nhiều người sử dụng đã làm hư hỏng bo mạch chủ bởi sự cung cấp điện năng quá tải giới hạn cho mỗi đầu ra USB.

***Các thiết bị hoặc phương thức hỗ trợ giao tiếp USB

Máy in
Máy quét
Chuột
Cần điều khiển trò chơi (Joystick).
Máy camera số
Bo mạch âm thanh gắn ngoài.
Webcam
Modem giao tiếp thông qua USB thay cho cổng RJ-45 thông thường, thường thấy ở các modem ADSL hiện nay.
Loa: Một số loại chỉ loa công suất thấp chỉ lấy nguồn từ đầu cắm USB (chúng vẫn cắm đường tín hiệu âm thanh từ bo mạch âm thanh thông thường, một số loại loa công suất cao chỉ lấy tín hiệu từ USB (chúng sử dụng nguồn điện riêng).
Điện thoại VoIP: Điện thoại gọi thông qua Internet.
Kết nối với các điện thoại di động, Điện thoại thông minh (SmartPhone), Thiết bị hỗ trợ cá nhân...
Kết nối với những thiết bị lưu trữ mở rộng như: ổ Zip, ổ cứng gắn ngoài, ổ quang gắn ngoài, Ổ USB...
Kết nối mạng giữa hai máy tính thông qua cáp USB.
Các bộ chuyển đổi cổng: USB thành RS-232; USB thành PS/2; USB thành cổng Print truyền thống...
Các bộ điều hợp sử dụng chuẩn giao tiếp USB: Hồng ngoại, bluetooth, Wifi...
Các thiết bị nghiên cứu khoa học sử dụng giao tiếp USB để kết nối với máy tính.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 25/06/2012
Age : 34
Đến từ : Hồ Chí Minh

https://luli.1talk.net

Về Đầu Trang Go down

Wikipedia: ổ USB flash Empty USB 3.0

Bài gửi  Admin Mon Jul 09, 2012 9:03 am

USB 3.0 là chuẩn mới nhất trong giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoạivi (máy ảnh số, thiết bị nghe nhạc cầm tay, điện thoại, ổ cứng diđộng...). Nó là sự thay thế cho chuẩn USB 2.0

USB 3.0 cải tiến đáng kể về hiệu suất so với chuẩn USB 2.0 đang phổ biến. Một số các thiết bị tương thích với chuẩn USB 3.0 cũng đã được ra mắt trên thị trường. USB 3.0cung cấp tốc độ nhanh gấp 10 lần so với tốc độ truyền tải dữ liệu của USB 2.0.
Với thiết kế song hướng cho phép dữ liệu được gửi và nhận đồng thời, điều mà các phiên bản USB trước không làm được.
Những thay đổi triệt để nhất được giới thiệu của USB 3.0 là sử dụng tín hiệu quang học (optical). Khi đó cần một loại cáp nối quang học để kết nối thiết bị USB 3.0 với máy tính của bạn.

Tốc độ của USB 3.0
USB 2.0 có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 480 Mbps. Chuẩn giao tiếp mới có tốc độ nhanh gấp 10 lần chuẩn cũ. Tức là tốc độ củaUSB 3.0 đạt gần 5 Gbps. Bạn cũng có thể hiểu nôm na rằng, với chuẩn giao tiếp mới này, thời gian để truyền đi 25 GB sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 70 giây
Tốc độ truyền tải dữ liệu siêu nhanh làm USB 3.0 trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn sao lưu một lượng lớn tranh ảnh, clip định dạng MP4, hoặc dữ liệu từ ổ cứng.

Không chỉ nhanh mà còn hiệu quả
Nhờ vào tính năng nâng cao hiệu quả truyền dữ liệu bằng việc truyền song hướng (dual simplex) thay vì truyền đơn hướng (half duplex). Bạn sẽ không gặp vấn đề sao chép các tập tin vào một thiết bị USB 3.0 và xóa các tập tin trên thiết bị cùng một lúc. Để làm được kiểu này, nhà sản xuất đã thêm 4 kết nối mới (2 để truyền và 2 để nhận dữ liệu) nâng tổng số kết nối lên 8 (so với 4 của USB 2.0).
Wikipedia: ổ USB flash Usb30-20

Khả năng tương thích ngược
USB 3.0 vẫn tương thích ngược với USB 2.0. Vì vậy, thiết bị này có thể kết nối vào cổng [USB 2.0 (với tốc độ USB 2.0) và ngược lại. Nếu bạn có một thiết bị USB 3.0 mới, như ổ cứng gắn ngoài có giao tiếp USB 3.0, bạn vẫn có thể sử dụng nó trên máy tính của bạn bè bạn.

Nguồn: http://www.thegioilaptop.com.vn/thuat-ngu-laptop/176-usb-30.html
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 25/06/2012
Age : 34
Đến từ : Hồ Chí Minh

https://luli.1talk.net

Về Đầu Trang Go down

Wikipedia: ổ USB flash Empty Re: Wikipedia: ổ USB flash

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết